0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Người sáng lập đạo Phật là ai? Tìm hiểu chi tiết

12:48 | 24/02/2024

Người sáng lập đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa sinh năm 624 TCN là con của vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na - trị vị nước Ca Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ.

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI TCN và là kết quả của sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ và được coi là một trong những học thuyết chống lại sự bất công của xã hội. Vậy, người sáng lập ra đạo Phật là ai? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của loiphong.com

1. Người sáng lập ra đạo Phật là ai?

Theo nhiều tài liệu ghi chép, người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (tên tiếng Phạn là Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên, thuộc dòng họ Thích Ca (Sakya) con của vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn quyết tâm xuất ra tìm đạo để tìm ra căn nguyên của khổ đau và phương pháp diệt trừ đau với mong muốn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa

Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, Thái tử Tất Đạt Đa đã nhận ra rằng, phương pháp tu hành của các vị đó đều không giải thoát con người khỏi khổ đau. Cuối cùng, Thái tử đã đến ngồi nhập định dưới cây Bồ Đề và thề rằng: “Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan cũng không đứng dậy khỏi chỗ này”. Và sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”,  có hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni.

2. Lý do khiến Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia là gì?

Ngay từ khi còn bé, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống ở trong nhung lụa, cả hoàng cung đều hết lòng yêu thương, chăm lo, bảo vệ. Theo lời tiên đoán của các vị tướng sư, vì không muốn Thái tử xuất gia nên vua cha đã xây cung vàng điện ngọc, hạ lệnh tất cả người bệnh, người già, người chết ra khỏi cung để Thái tử không thấy bất kỳ khổ đau nào trên thế giới.

Lý do khiến Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Lý do khiến Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Bởi vậy, khi Thái tử rời khỏi hoàng cung và chứng kiến cảnh người già, bệnh, chết nên trong tâm Ngài có nỗi niềm trăn trở về giá trị kiếp nhân sinh. Cho đến khi gặp vị tu sĩ, Ngài biết rằng đó chính là con đường Ngài phải đi.

2.1. Thái tử gặp người già

Khi đến cửa thành phía Đông, Thái tử thấy một người da nhăn tóc bạc, chân run, lưng còng, má hóp, thân hình tiều tụy, quên trước quên sau,... Đây là lần đầu tiên Ngài thấy một người như vậy và không biết vì sao họ có hình dáng như vậy. Lúc đó, Thái tử được người đánh xe Xa Nặc cho biết là người già và sau này Ngài cũng sẽ như vậy. Thái tử trầm ngâm suy nghĩ, cho xe quay về cung, trong lòng luôn suy tư về sự già nua của con người.

2.2. Thái tử gặp người bệnh

Lần khác, Thái tử đến cổng thành phía Nam và gặp người đang đắp chiếu kêu rên, trên thân lở loét, ho ra máu. Xa Nặc giải thích đó là người bị bệnh, bệnh sẽ khiến thân thể tiều tụy, hủy hoại, đau đớn và cũng khẳng định Thát tử hay bất kỳ ai cũng đều sẽ bị bệnh.

Khi trở về hoàng cung, Thái tử mang theo nỗi trăn trở về bệnh tật vì từ trước đến giờ Thái tử luôn khỏe mạnh, chưa từng bị bệnh nên Ngài không biết bệnh là gì.

2.3. Thái tử gặp người chết

Lần thứ 3 ra khỏi hoàng cung, ở cổng thành phía Tây Thái tử thấy có một nhóm người mặc đồ tang khóc lóc khiêng người đi hỏa thiêu. Thái tử cho xe đi theo đám tang. Đến nơi, Ngài xin người chủ cho mở khăn rồi thấy một người nằm im bất động. Sau khi hỏi Xa Nặc thì Ngài mới biết đó là người chết. Người chết sẽ đem đi hỏa táng, thân thể biến thành than tro và ai trên đời đều cũng phải chết. Điều này khiến cho Thái tử suy tư, suy nghĩ về cái chết của cuộc đời con người.

Thái tử liền nhớ tới lúc 7 tuổi, Ngài theo vua cha đến lễ hạ điền. Trong buổi lễ, đức vua xuống cày ruộng với nhân dân còn Thái tử ngồi dưới một tán cây. Ngài thấy, khi người nông dân cày ruộng, những con giun, con trùng bị bật lên khỏi mặt đất, giãy giụa rồi chim sâu đến mổ và ăn.

Lúc đó, một con chim cắt đang rình mồi, liền nhào xuống bắt con chim sâu. Chính con chim cắt cũng không biết rằng có một người thợ săn phía xa đang giương cung để bắn nó.

Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, Thái tử suy tư và trong lòng Ngài đã khởi nên ý niệm thấy cuộc đời là thấy sự tương tàn, tương sát, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu,...Tất cả khiến cho Ngài suy nghĩ, cuộc đời này có ý nghĩa gì nếu chỉ là một sự sinh tử và còn có bao nhiêu điều khổ đau khác nữa.

2.4. Thái tử gặp vị tu sĩ

Thái tử đi ra cửa Bắc và gặp một vị tu sĩ mặc áo sa môn. Lúc ấy, Ngài đến gần và hỏi:

  • Thưa ngài, ngài là tu sĩ à?

Tu sĩ trả lời: Vâng

Thái tử hỏi tiếp: Thế tu sĩ thì Ngài tu gì?

Tu sĩ đáp: Tôi từ bỏ gia đình đi tu vì muôn giải thoát mọi đau khổ cho mình và để giác ngộ được chân lý, cứu độ chúng sinh.

Thái tử Tất Đạt Đa gặp tu sĩ

Thái tử Tất Đạt Đa gặp tu sĩ

Nghe xong, Thái tử vô cùng cảm kích và thấy được có điều gì đó giống mình nên Ngài đã có xu hướng giống với vị tu sĩ. Thái tử cảm ơn và ghi nhớ lời tu sĩ. Từ đó, trong tam Thái tử luôn âm thầm, nung nấu một ý chí phải đi tu.

Mang theo nỗi trăn trở của riêng mình, Thái tử xin vua cha rời khỏi cửa thành. Sau 3 lần chứng kiến cảnh tượng người già yếu, người bệnh, người chết Ngài đã nhận ra cảnh khổ, quyết tâm ra đi để tìm kiếm chân lý, cứu chính mình và tất thảy chúng sinh.

Vào một đêm khuya, khi vợ con đang say giấc, Thái tử lặng lẽ rời khỏi hoàng cung, bỏ lại tất cả, dùng gươm cắt tóc, thay trang phục bằng một mảnh áo đơn sơ, trở thành tu sĩ Cổ Đàm một lòng học đạo. Khi đó, Thái tử 29 tuổi.

3. Sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Từ khi bắt đầu con đường học đạo cho đến khi thành đạo, niết bàn thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua các thời kỳ như sau:

Sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

3.1. Tu Khổ Hạnh

Thái tử Tất Đạt Đa trở thành tu sĩ đi lang thang khắp nơi để học đạo. Ngài đã tìm đến đạo sĩ Alarama Kalama, đạo sĩ Uddaka Ramaputta để học đạo và chứng quả dù không có được kết quả như Ngài mong muốn.

Sau đó, tu sĩ Cổ Đàm đã gia nhập nhóm người đồng tu khổ hạnh của Kiều Trần Như trong 5 năm liền. Trải qua một khoảng thời gian cùng cực, Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh và tìm kiếm con đường khác.

3.2. Tu Trung Đạo

Hành trình tiếp theo trên con đường tu đạo, đạo sĩ Cổ Đàm đã đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt tự tu tập theo con đường Trung Đạo. Nơi đây có cảnh quan đẹp, non xanh nước biếc và Ngài đã lựa chọn gốc cây bồ đề đề ngồi thiền, kiên định với hướng đi của mình cho dù có nhiều trở ngại.

Sau nhiều cuộc chiến với ngoại cảnh thiên ma và những tà ma ở trong nội tâm thì Ngài đã chiến thắng, ổn định được tâm trí ở trong thiền định.

3.3. Thành đạo

Vào đêm thiền thứ 49, đạo sĩ Cổ Đàm chính thức được “Túc mệnh minh”, “Thiên nhãn minh”, “Lậu tận minh” và “Toàn Ngộ” đạt tới Đạo Vô Thượng, trở thành bậc “Chính Đẳng Chính Giác” hay còn gọi là Toàn Giác, Như Lai, hiệu Phật là Thích Ca Mâu Ni.

3.4. Niết bàn

Năm 544, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi 80. Ngài nằm giữa hai cây Sala (Sala song thọ), hướng đầu về phương Bắc, Ngài nghiêng mình về bên phải, tay phải để ngửa lót dưới mặt còn tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.

Đức Phật Niết bàn

Đức Phật Niết bàn

Sau đó, tín đồ Phật tử Mạt La thành Câu Thi Na cùng dân chúng đã cúng dường kim hân Đức Phật rồi trà tỳ (thiêu) và chia Xá lợi Phật cho 8 nước rước về để xây tháp để chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.

Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết người sáng lập đạo Phật là ai - đó là Thái tử Tất Đạt Đa. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về Phật pháp, quý bạn đọc hãy truy cập loiphong.vn

Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam
ĐT: 096.393.7586
Email: dotholoiphong@gmail.com